Cây được phân loại dựa trên dáng thế và số lượng cây trên một gốc. Dưới đây là một số dáng và thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật:

bonsai
Ảnh sưu tầm

4 DÁNG VÀ 19 THẾ CƠ BẢN CỦA CÂY CẢNH NGHỆ THUẬT BONSAI

1. 04 dáng cơ bản

1.1. Dáng trực là gì?

Cây dáng trực là loại cây có thân thẳng đứng, tạo thành một góc α = 0 độ với mặt đất, tức là thân cây thẳng từ gốc tới ngọn, hình thành một đường thẳng hoặc gần như thẳng đứng khi nhìn từ tổng quan.

  • Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Trong nghệ thuật cây cảnh, dáng trực thường được sử dụng để biểu thị sự ngay thẳng, tính kiên định và tinh thần không bao giờ khuất phục.

Xem thêm: Bộ sưu tập Tùng La Hán Dáng Trực đẹp và độc nhất – Toàn JP

1.2. Dáng xiên hoặc dáng tà là gì?

Dáng xiên hoặc dáng tà là khi trục chính của thân cây nghiêng đi so với mặng đất, với góc nghiêng α thường nằm trong khoảng từ 20 độ đến 70 độ.

  • Ý nghĩa của dáng cây xiên: Những cây có dáng xiên thường đối mặt với những khó khăn và thách thức từ thiên nhiên, có thể bị gãy hoặc nghiêng do tác động của các yếu tố như thiên tai, nhưng chúng vẫn tiếp tục sống và cố gắng phát triển.
  • Về phía thẩm mỹ: Cây có dáng xiên thường mang vẻ đẹp mềm mại, quyến rũ, và tinh tế. Hình ảnh của cây thường được liên tưởng đến hình tượng của người phụ nữ.

1.3. Dáng hoành là gì?

Dáng hoành là tư thế mà thân cây nằm ngang so với mặt chậu.

  • Ý nghĩa của cây cảnh có dáng hoành: Cây có dạng hoành thường thể hiện tính cách mạnh mẽ, kiên định và khả năng vượt qua khó khăn trong tự nhiên. Mặc dù sống trong điều kiện khó khăn, nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90o).
  • Về mặt thẩm mỹ: Dáng hoành tạo nên một vẻ đẹp đặc biệt và thú vị. Chúng thể hiện sự mềm mại, dịu dàng và duyên dáng độc đáo.

1.4. Dáng huyền là gì?

Dáng huyền là một khái niệm mô tả về hình dáng của cây cảnh. Đối với các loại cây dáng huyền, chúng có gốc trong chậu, nhưng thân cây trải dài qua mép chậu, rồi đổ xuống phía dưới như cách mà dòng thác đổ xuống. Điều đặc biệt ở những cây này là ngọn cây thường dài hơn đáy chậu và có xu hướng nghiêng lên trên. Chúng thường mọc trên vách đá với góc nghiêng α lớn hơn 90 độ.

Nhìn chung, cây dáng huyền mang ý nghĩa đặc biệt. Chúng thường sống trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt như trên sườn núi hoặc trên vách đá, nhưng vẫn tồn tại mạnh mẽ. Gốc cây bám chặt vào đá, và ngọn cây nỗ hướng lên trên, tạo ra hình ảnh của sự kiên trì và lòng kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn, hướng tới sự phát triển trong tương lai.

Vẻ đẹp của cây nằm ở sự kết hợp giữa sự mềm mại và dịu dàng của dáng cây, đồng thời ẩn chứa bên trong là một sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho khả năng đối mặt và vượt qua mọi khó khăn.

bonsai
Ảnh sưu tầm

2. Thế từ cây một thân

2.1. Thế trượng phu

Thân cây thẳng, nhỏ mảnh từ gốc đến ngọn, có bộ rễ to, mạnh mẽ và vững chãi. Cây có thường có 2 hoặc 4 cành và ngọn, trong đó, cành thứ nhất có độ dài bằng 2/3 tổng chiều cao của cây. Dù trồng trong chậu, cây vẫn mang vẻ hiên ngang. Hình dáng của cây tôn lên sự thẳng thắn, kiên định và cứng rắn như một vị trượng phu, chính nhân quân tử.

2.2. Thế nhất trị kình thiên

Thể hiện sức mạnh trong sự giản đơn và kiên nhẫn. Dáng cây thẳng đứng, mạnh mẽ và cứng cáp, với tất cả cành lá và nhánh tập trung ở phía trên. Vẻ đẹp mạnh mẽ của cây mang đến cảm giác về tốt sức khỏe và sự kiên định.

  • Ý nghĩa về sức mạnh của những thế lực nhỏ bé nhưng dũng cảm trước những thách thức to lớn và tiêu cực.

2.3. Thế tam đa (Phúc – Lộc – Thọ)

Thế tam đa là một khái niệm trong truyền thống tâm linh và văn hóa, tượng trưng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc trong cuộc sống. Tam đa bao gồm ba yếu tố chính: đa phúc (nhiều con cái), đa lộc (nhiều tài sản), và đa thọ (sống lâu). Đây là mong muốn chung của con người từ xa xưa.

Tam đa thường là cây có hai cành và một ngọn (cây 3 thân cũng được gọi là thế tam đa). Theo quan niệm truyền thống, tán cây thường được cắt tỉa tròn, giống như hình dáng của đĩa xôi, nhằm thể hiện ý nghĩa của quả phúc. Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, người ta đã thay đổi hình dạng của cây, tỉa cây tự nhiên hơn, mang ý nghĩa của sự linh hoạt và thích nghi với thay đổi trong cuộc sống.

Quan niệm về thế tam đa cũng đã thay đổi theo thời gian. Hiện nay, người ta đã chuyển từ tập trung vào “nhiều con cái, nhiều tài sản, và sống lâu” sang việc đánh giá hơn về chất lượng cuộc sống. Người ta nhận ra rằng, ít con cái nhưng được nuôi dưỡng cẩn thận, ít tài sản nhưng có giá trị, và một cuộc sống trường thọ là mục tiêu hướng đến nhiều hơn.

Xem thêm: Ý nghĩa bộ cây cảnh tam đa: Sung, Lộc Vừng, Vạn Tuế

2.4. Thế ngũ phúc

Cây thế ngũ phúc (gồm 4 cành và 1 ngọn) tương tự như cây tam đa. Cây này thường được tạo dáng theo dáng trực, biến hoá giống cây tam đa. Thế tam đa và thế ngũ phúc thường được sử dụng cùng nhau, cả hai đều mang ý nghĩa của sự thịnh vượng và may mắn. Cây ngũ phúc có năm tầng, và có thể bẻ uốn như cây tam đa và thêm hai tán nữa để đạt được hình dáng này.

Tuy nhiên, có thể tạo cây thế ngũ phúc với 5 tầng theo hình tứ diện cũng rất đẹp. Cây thế ngũ phúc thường to và cao hơn so với cây thế Phúc, Lộc, Thọ. Mục tiêu là để chúc tụng cao hơn nữa, bao gồm Phúc, Lộc, Thọ, An, và Khang. Phúc tượng trưng cho sự phúc hạnh, Lộc cho sự giàu có và thịnh vượng, Thọ cho sự sống lâu và trường thọ, An cho sự bình yên và ổn định, còn Khang cho sự vui vẻ và điềm đạm. Chắc chắn đây sẽ là một lời chúc tụng đầy đủ và đẹp đẽ nhất để gửi đến người khác.

2.5. Thế bạt phong

Thế bạt phong thường có dáng xiêu. Các cành và nhánh bám sát vào thân cây, kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây, giống như chúng đang chống chọi với gió mạnh. Hình dáng của cây thể hiện tinh thần mạnh mẽ, sẵn sàng đối mặt với khó khăn và ý chí kiên cường của con người trong cuộc hành trình đầy khó khăn của cuộc sống.

2.6. Thế bạt phong hồi đầu

Tương tự như thế bạt phong, nhưng ở đây, cây xiêu phong quặt về phía sau, biểu hiện sự cố gắng vượt qua khó khăn nhưng vẫn có tình yêu và lưu luyến quê hương, nơi mà chúng luôn nhớ về.

2.7. Thế long thăng

Có hai cách để tạo hình cây xiêu phong dưới thế long thăng.

  • Cách thứ nhất yêu cầu uốn đầu rồng lên trên đỉnh cây, mặc dù khó khăn về kỹ thuật nhưng tượng trưng cho việc vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu lớn.
  • Cách thứ hai biểu hiện một cách tinh tế hơn, khi cây xiêu phong được tạo hình để rồng “vươn lên” từ phía dưới gốc cây, với đầu to và tản nhánh cân đối. Điều này tượng trưng cho lòng quyết tâm luôn tìm cách phấn đấu và tiến bộ.

2.8. Thế thác đổ

Thế này hiếm khi thấy trong cây cảnh, với cành cây uốn cong mềm mại qua miệng chậu, tạo dáng tự nhiên như trận cuồng phong đã làm cho cây bẻ cong. Dáng vẻ mềm mại và uốn cong tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái cho người xem.

2.9. Thế hạc lập

Thế này tương tự với thế phượng vũ, nhưng với đầu chim hạc nghiêng lên cao hơn và đuôi không mở rộng, cành ôm chặt thân cây. Tạo dáng này vừa gọn gàng vừa oai vệ, biểu hiện sự tự tin và tính khiêm tốn, tượng trưng cho thành công sẽ đến với những người biết kiềm chế và tự tin.

2.10. Thế phượng vũ

Thế này tạo hình cây xiêu phong để giống hình dáng chim phượng đang múa. Cây có hai rễ nổi lên thành hai chân, thân cây ngắn và tạo dáng đầu chim phượng. Các cành uốn cong để tạo ra hình cánh chim đang múa, với cành phụ bao quanh thân cây. Dáng cây này đẹp và uyển chuyển, tượng trưng cho niềm yêu đời và sự vui tươi.

cây cảnh bonsai
Ảnh sưu tầm – Các thế cây cảnh cơ bản

3. Thế từ cây 2 thân 1 gốc

3.1. Cây thế phụ tử, mẫu tử

Cây thế phụ tử, mẫu tử được tạo thành từ hai thân cùng gốc. Đường kính của thân cây con tối đa bằng 2/3 đường kính của cây cha mẹ. Chiều cao của thân cây con không vượt quá 1/2 chiều cao của cây cha mẹ.

  • Cây thế phụ tử thường có dáng trực, cứng cáp, với thân con thường nằm ở giữa cành số 1 và cành số 2.
  • Cây thế mẫu tử có dáng xiêu, mềm mại và duyên dáng.

Vị trí của thân cây con không bị che lấp bởi các cành của cây cha mẹ.

Thân của cây cha mẹ có thể có 2 hoặc 4 cành phân ra 1 ngọn, tùy thuộc vào sự phát triển của cha mẹ. Thân con sẽ phân cành ngọn tùy theo cành ngọn của cha mẹ sao cho tổng số cành của hai thân là số lẻ.

3.2. Cây thế huynh đệ

Người chơi cây thế quan tâm đến việc tìm kiếm cây có hai thân nhánh một gốc để tạo thành thế huynh đệ, với ý nghĩa về giáo dục đạo đức. Yêu cầu cho thế này:

  • Chạc cây cùng với gốc.
  • Các cây chạc phải được đặt gần nhau.
  • Kích thước và chiều cao của hai cây nằm trong khoảng một 10 một 8.

Lưu ý:

  • Cả hai cây đều có dáng thẳng, cứng cáp – anh em trai.
  • Thân cây lớn thẳng và cứng cáp, thân nhỏ mềm mại – anh trai, em gái…

4. Thế từ cây một gốc ba thân hoặc ba thân trở lên

4.1. Thế tam đa

Theo truyền thống dân gian Trung Quốc, có ba vị thần được gọi là Phúc, Lộc, và Thọ, chăm sóc cho cuộc sống của mọi người về các khía cạnh của phúc lộc và sức khỏe. Thế tam đa là kết hợp một gốc cây với ba thân cây, hoặc bằng cách ghép nối ba cây với nhau, hoặc thông qua việc trồng ba cây sát nhau với bộ rễ liên kết (gọi là liên căn).

4.2. Thế ngũ phúc

Thế ngũ phúc là cây 1 thân 5 tán (bao gồm bốn cành và một tán đỉnh) hoặc có thể là cây có năm thân riêng biệt, được ghép lại, biểu tượng cho năm ý nghĩa: Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang. Cây này thường được trồng trong chậu để tạo ra bức tranh thiên nhiên. Mỗi cây đều có dáng vẻ riêng biệt, và chúng có dáng đứng thẳng hoặc xiên, thậm chí cả dáng nghiêng. Tuy nhiên, để có tác phẩm đẹp thì nên kết hợp giữa cây lớn và cây nhỏ.

Và nhiều dáng và thế khác,…

Xem thêm: Bonsai – Nguồn gốc, Ý nghĩa, Các dáng cơ bản

———

Hệ thống vườn tùng Toàn JP chuyên cung cấp tùng la hán Nhật, thông đen, tùng xà, tùng cối, hoa đỗ quyên, hoa trà, tường vi, hoa mộc lan, … các sản phẩm bằng đá như các bộ bàn ghế bằng đá, đèn đá, đá đường đi, đá lát,… Tất cả sản phẩm đều nhập khẩu 100% từ Nhật Bản. Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết. Hotline: 0961.507.272

CÁC DỰ ÁN KHÁC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo Nhathuocz159

0985.417.272

hotline
Đặt lịch thăm vườn
preloader