Cây vạn tuế là loại cây công trình bền bỉ với sức sống mạnh mẽ, có khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt. Điều đặc biệt là chúng dễ trồng và dễ chăm sóc, đồng thời cũng có khả năng chống chịu với tình trạng thiếu nước. Tuy nhiên, chúng có thể bị tấn công bởi sâu bệnh có thể gây hại cho sức khỏe của cây. Để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, tìm hiểu kỹ các bệnh thường gặp ở cây vạn tuế, nguyên nhân và biện pháp phòng và chữa trị là vô cùng quan trọng.

Cây vạn tuế

VÀI NÉT VÊ CÂY VẠN TUẾ

Cây vạn tuế có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới của châu Á và được tìm thấy ở nhiều vùng trên khắp cả nước. Ngày nay, loài cây này thường phổ biến ở các thành phố lớn như một loại cây trang trí công cộng. Cây vạn tuế mang ý nghĩa về sự uy nghiêm và mạnh mẽ, thường được trồng trước các tòa nhà, trụ sở công ty và tại các khu vực tổ chức hội nghị. Đồng thời, vạn tuế cũng được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn.

Thân cây thường có hình trụ với đường kính từ 20 đến 35 cm. Lá cây thường mọc thành từng tầng, với mỗi tầng lá sắp xếp thành vòng, thường dày đặc ở gần thân cây. Các tầng lá có thể dài đến 2m, giống như lông chim, với các lá nhỏ thuôn về phía gốc và đỉnh, có mặt trên bóng và màu xanh đậm, rất cứng cáp.

Cây vạn tuế thích nơi có ánh nắng mạnh, khô nóng và không chịu rét. Cây phù hợp với đất pha cát hơi acid, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là từ 20 đến 30 độ.

Xem thêm: Vị trí đặt cây vạn tuế giúp mang lại phong thủy trong sân vườn

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY VẠN TUẾ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA

Cây vạn tuế có sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cao rất cao. Tuy nhiên, nếu cây bắt đầu xuất hiện những tình trạng vàng lá, khô và rụng lá hoặc bị tấn công bởi sâu bệnh, cần tiến hành xử lý ngay:

1. Bệnh đốm lá

1.1. Nguyên nhân

Bệnh đốm lá xuất phát từ nấm ascochyta cicadina scalia, bào tử nấm ẩn náu trên lá cây trong mùa đông và phát triển mạnh mẽ khi mùa xuân hè đến. Nấm này phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 độ và thường phát triển mạnh từ tháng 5 đến tháng 11, với đỉnh điểm vào tháng 8 và 9.

1.2. Dấu hiệu

Dấu hiệu của bệnh là sự xuất hiện của các đốm tròn nhỏ trên lá cây, có đường kính từ 1 đến 5mm, chúng có màu nâu nhạt ban đầu, sau đó ngày càng lớn lên. Các đốm này thường có viền màu nâu đỏ và ở giữa có màu xám, trắng hoặc nâu. Trên bề mặt của đốm thường có nhiều chấm đen, và khi các đốm nhỏ gần nhau, chúng có thể kết hợp lại tạo thành các đốm lớn hơn.

1.3. Biện pháp phòng và điều trị

Để phòng tránh bệnh này, bạn có thể chọn đất cát hoặc đất có độ pH hơi chua. Tránh trồng cây vạn tuế ở các khu vực có nguy cơ trũng nước. Đảm bảo cây vạn tuế được trồng ở nơi thông thoáng và ánh sáng đầy đủ. Khi lá non mọc, hãy loại bỏ các lá già. Nếu cây bị nhiễm bệnh, bạn có thể tiến hành phun thuốc như Daconil hoặc Super Tank, Nano bạc, với tần suất là 10 ngày một lần.

2. Bệnh rệp sáp mềm nâu

2.1. Nguyên nhân

Bệnh rệp sáp mềm nâu có nguyên nhân từ việc rệp sáp mềm nâu ký sinh trên lá cây. Rệp trưởng thành thường đẻ trứng vào cuối tháng 5, tháng 7 và tháng 10 hàng năm. Chúng ẩn náu trong cành non và lá non của cây vạn tuế để tránh qua mùa đông.

2.2. Dấu hiệu

Trên lá và thân cây vạn tuế, ta thường thấy xuất hiện các vết đốm màu trắng, làm cho lá cây bị cuộn lại và cây yếu dần, sức kháng giảm, kém phát triển.

2.3 Biện pháp phòng và điều trị

Khi phát hiện cây vạn tuế bị nhiễm bệnh, cần sử dụng thuốc phun sâu rệp ngay lập tức để điều trị bệnh.

3. Bệnh rệp tròn nâu đen

3.1. Nguyên nhân

Cây vạn tuế chịu nhiều tổn thất do sự sinh sôi và phát triển của rệp, mỗi năm chúng tạo ra từ 5 đến 6 thế hệ, đe dọa sức kháng của cây.

3.2. Dấu hiệu

Rệp tấn công cây vạn tuế bằng cách xâm nhập và ký sinh trên thân và lá. Rệp cái thường có hình tròn với 1 phần lồi lên ở giữa, chúng thường có màu tím nâu đen, và viền màu trắng hoặc xám xung quanh. Con đực có hình bầu dục và màu sắc tương tự như con cái. Rệp non có hình dạng trứng, màu cam hoặc vàng, 3 đôi chân và một đôi râu phía trên đầu. Phần đuôi của con non thường có những sợi lông dài.

3.3 Biện pháp phòng và điều trị

Để chữa trị cây vạn tuế bị tấn công bởi rệp tròn màu nâu đen, có thể sử dụng phương pháp phun thuốc bằng Rogor hoặc Malathion với nồng độ 0.1%. Hoặc có thể dùng hỗn hợp gồm 2 phần nhựa thông kết hợp với 1 phần NaOH và 25 phần nước để phun lên cây.

4. Cây bị vàng lá do sâu hại

4.1. Nguyên nhân và dấu hiệu

Thường thường, chúng ta sẽ thấy nhiều con rệp có vảy màu trắng gắn chặt ở phía dưới của lá. Khi điều kiện thuận lợi, chúng phát triển nhanh chóng và hút nhựa từ lá, làm cho lá bị vàng và khô dần.

4.2. Biện pháp phòng và điều trị

  • Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần phải xử lý ngay lập tức. Nếu để bệnh lâu, cây sẽ phát triển chậm hơn.
  • Sử dụng vòi xịt mạnh để nhanh chóng loại bỏ chúng.
  • Khi cây đã bị ảnh hưởng nặng, cần sử dụng các loại thuốc sau để xử lý: Monster 40EC/75WP, Bian 40EC, Lebaycid 50EC, Selecron 500EC, Mospilan 3EC, Oncol 20EC, DC-Tron Plus 98,8EC.
  • Sau khi sử dụng thuốc, đợi từ 1-3 ngày để rệp chết đi, sau đó sử dụng vòi nước áp lực cao để loại bỏ chúng khỏi lá.

Hệ thống vườn tùng Toàn JP chuyên cung cấp tùng la hán Nhật, thông đen, tùng xà, tùng cối, hoa đỗ quyên, hoa trà, tường vi, hoa mộc lan, … các sản phẩm bằng đá như các bộ bàn ghế bằng đá, đèn đá, đá đường đi, đá lát,… Tất cả sản phẩm đều nhập khẩu 100% từ Nhật Bản. Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết.

  • Vườn 1: Chân cầu Nhật Tân, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội.
  • Vườn 2: Trường Sa, Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
  • Vườn 3: Ngã tư Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội.
  • Vườn 4: Đường Lý Thánh Tông, Cổng 12C Vinhomes OceanPark, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Vườn 5: Lô A5 Phạm Văn Đồng, Sơn Trà, Đà Nẵng.
  • Vườn 6: 69 Mai Chí Thọ, An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM.

CÁC DỰ ÁN KHÁC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo Nhathuocz159

0985.417.272

hotline
Đặt lịch thăm vườn
preloader